Scholar Hub/Chủ đề/#cọc khoan nhồi/
Cọc khoan nhồi là một phương pháp xây dựng công trình trong đó cọc thép hoặc cọc nhựa gia cường được đặt vào đất bằng cách sử dụng cỗ máy khoan, sau đó các lỗ k...
Cọc khoan nhồi là một phương pháp xây dựng công trình trong đó cọc thép hoặc cọc nhựa gia cường được đặt vào đất bằng cách sử dụng cỗ máy khoan, sau đó các lỗ khoan được bơm bê tông hoặc vật liệu khác vào để tạo ra nền tảng cứng cho công trình. Quá trình khoan và nhồi cọc giúp tăng cường khả năng chịu tải của nền đất và ngăn chặn sự đứt gãy, nứt nẻ, sụt lún của công trình trong quá trình sử dụng.
Cọc khoan nhồi là một phương pháp xây dựng công trình đặc biệt được sử dụng để tạo nền móng cứng cho các công trình xây dựng như nhà cao tầng, cầu, bến cảng, nhà xưởng, và các công trình khác. Quá trình cọc khoan nhồi bao gồm các bước sau:
1. Khoan cọc: Đầu tiên, các lỗ khoan được khoan xuống đất bằng cỗ máy khoan. Các lỗ khoan có thể có đường kính từ 0.3m đến 1.5m và chiều sâu từ vài mét đến hàng chục mét tùy thuộc vào yêu cầu của công trình. Cỗ máy khoan sử dụng cơ cấu trục vít hoặc cơ cấu cần để khoan vào đất, và trong quá trình khoan, cục cạnh của lỗ khoan được duy trì bằng cách sử dụng các vật liệu hoặc các loại dung dịch khoan như bentonite.
2. Hút cọc: Sau khi khoan xong, các lỗ khoan sẽ được làm sạch và hút đi bụi và nước dư thừa để tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình nhồi cọc.
3. Nhồi cọc: Một cọc thép hoặc cọc nhựa gia cường sẽ được đặt vào lỗ khoan. Cọc thép thường được sử dụng với các công trình có yêu cầu chịu tải cao. Sau đó, bê tông hoặc các vật liệu khác như vữa xi măng được bơm vào lỗ khoan xung quanh cọc để điền kín không gian và tạo nền tảng chắc chắn cho công trình. Quá trình bơm bê tông hoặc các vật liệu khác được thực hiện một cách cẩn thận để tránh tạo ra lỗ rỗng hoặc khe hở trong quá trình đóng kín.
4. Đóng kín và hoàn thiện: Sau khi bơm vật liệu nhồi cọc, lỗ khoan sẽ được bơm bụi hoặc vật liệu khác để đóng kín và tạo bề mặt hoàn chỉnh cho công trình.
Cọc khoan nhồi có nhiều ưu điểm như khả năng chịu tải cao, tiết kiệm thời gian, không gây tiếng động và rung động lớn như các phương pháp xây dựng nền móng truyền thống, khả năng đáp ứng yêu cầu của địa hình khó khăn và địa chất đặc biệt. Phương pháp này được sử dụng phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong xây dựng các công trình lớn.
Ứng dụng thiết bị dây rung trong phân tích thí nghiệm Nén Tĩnh Cọc khoan nhồi.Trong những năm gần đây, việc ứng dụng những thiết bị dây rung để xác định sức kháng cắt của đất và độ nén đàn hồi thân cọc đã được sử dụng rộng rãi trong công tác thí nghiệm nén tĩnh cọc khoan nhồi ở Việt Nam. Ưu điểm nổi bật của những thiết bị này là đường truyền tín hiệu ổn định, độ tin cậy và độ bền cao và hoạt động ổn định trong môi trường nước. Do vậy, phương pháp này được xem như là một trong những giải pháp kỹ thuật tốt nhất để đánh giá sức chịu tải cọc và cơ học truyền tải từ cọc lên nền đất từ những kết quả đo được trong quá trình thí nghiệm nén tĩnh. Bài báo này sẽ trình bày công tác lắp đặt, kết quả đo đạc và phân tích của thiết bị dây rung đo biến dạng trong thí nghiệm nén tĩnh cọc tại hai dự án khách sạn Lemeridien,khách sạn Royal Tower và cao ốc Bến Thành, thành phố Hồ Chí Minh.
#Thiết bị dây rung #sức kháng cắt của đất #độ nén đàn hồi #thí nghiệm nén tĩnh #sức chịu tải của cọc
Xác định cường độ bê tông cọc khoan nhồi thông qua vận tốc truyền xung siêu âm: XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ BÊ TÔNG CỌC KHOAN NHỒI THÔNG QUA VẬN TỐC TRUYỀN XUNG SIÊU ÂMTầm quan trọng và những đóng góp thiết thực của cọc khoan nhồi trong lĩnh vực xây dựng là vô cùng to lớn và đậm nét. Hầu hết nhà cao tầng trên lãnh thổ Việt Nam đều được xây dựng vững chắc trên hệ móng chịu lực là cọc khoan nhồi, đáp ứng yêu cầu cao về kết cấu chịu lực cũng như công nghệ thi công bê tông ngày càng tiên tiến hiện đại. Hiện nay, chất lượng cọc khoan nhồi được kiểm soát dựa trên tiêu chuẩn TCVN 9396:2012 [2]. Tuy nhiên tiêu chuẩn này còn nhiều bất cập, gây khó khăn không nhỏ trong việc kiểm tra, nghiệm thu cọc khoan nhồi sau khi thi công. Bài báo đã đưa ra giải pháp thiết thực nhằm tháo gỡ vướng mắc mà tiêu chuẩn đang gặp phải, đó là: thông qua vận tốc truyền xung siêu âm để xác định cường độ bê tông của cọc khoan nhồi. Đây chính là hạn chế trong tiêu chuẩn TCVN 9396:2012 [2] đang áp dụng hiện nay.
#Bored piles #ultrasonic pulse transmission speed
Phân tích hố đào sâu sử dụng cọc khoan nhồi kết hợp thi công vách dạng tròn phân đoạn theo phương đứng bằng phương pháp phần tử hữu hạn 2D & 3DViệc thi công hố đào sâu dạng chu vi tròn với ưu điểm tự ổn định dứoi tác dụng của áp lực đất, không cần hệ chống đã được tính toán và phân tích ở nhiều bài báo trước đây. Nội dung chính của nghiên cứu này là phân tích dạng hố đào sâu trong tầng địa chất cát mịn hạt trung, và sét pha khu vực Duyên Hải Miền Trung — Việt Nam sử dụng tường cọc khoan nhồi vây quanh, kết hợp thi công các phân đoạn tường chắn bên trong theo chu vi hình tròn, trình tự thi công Top — Down từng phân đoạn tường chắn từ trên xuống bằng phương pháp phân tử hữu hạn Plaxis 2D và 3D, kết hợp với số liệu quan trắc chuyển vị ngang thực tế của tường cọc khoan nhồi giúp phân tích rõ hơn ứng xử của hiệu ứng vòng của các phân đoạn tường chắn cũng như của dầm đỉnh tường cọc khoan nhồi.
#Newtecons #HCMUT #Hutech
Xác định khả năng chịu tải an toàn của cọc khoan nhồi trong điều kiện vừa xét tính chất phân tán không gian của số liệu địa chất vừa thỏa một giá trị định trước của độ tin cậyBài báo này đề xuất cách xác định Khả năng chịu tải an toàn Qa của cọc khoan nhồi đường kính trung bình, nhưng không phải bằng cách theo thông lệ là lấy Qgh chia cho Hệ số an toàn như quy định bởi tiêu chuẩn, mà xác định với phương thức riêng, có xem xét sự phân tán của số liệu theo chiều sâu và theo không gian của khu vực thi công cọc, và đặc biệt là lấy theo một giá trị định trước của Độ tin cậy. Bằng cách mô phỏng số cọc đơn, tính toán chiều sâu biến động (scale of fluctuation), công thức hồi quy giúp tính toán ra KNCT an toàn được thiết lập. Kết quả KNCT có xét tính phân tán và thỏa độ tin cậy định trước phản ảnh tốt hơn khi so sánh với kết quả nén tĩnh cọc thực tế ở các công trình tại TpHCM.
#khả năng chịu tải cho phép; #cọc khoan nhồi; #khoảng dao động; #hệ số tương quan theo chiều sâu; #chỉ số độ tin cậy mục tiêu
Bài học xử lý sự cố cát chảy hố móng sâu bằng cọc xi măng đấtHình thức chống đỡ hố móng sâu được sử dụng khá phổ biến là tường cọc nhồi vì tiến độ thi công nhanh và chi phí thấp hơn tường ba rét. Tuy vậy, trong thiết kế và thi công tường cọc khoan nhồi không đảm bảo kín khít giữa các cọc sẽ bị dòng thấm cuốn trôi đất ngoài vào trong hố móng gây lún sụt, nứt công trình lân cận, làm chuyển vị tường hố móng. Bài báo giới thiệu kết quả phân tích xử lý sự cố cho một công trình hố móng sử dụng hình thức tường cọc khoan nhồi, nền đất yếu, mực nước ngầm cao, không có màng chống thấm. Giải pháp xử lý là khoan phụt tạo cọc xi măng đất tại phần tiếp giáp các cọc khoan nhồi để chống thấm và gia cố phần đất yếu phía trong hố móng để chống đẩy trồi. Trong bài toán phân tích chuyển vị và nội lực của tường móng có xét đến ảnh hưởng của áp lực đất bị động theo nguyên lý lò xo chịu nén không chịu kéo thông qua phần mềm FRWS7.2 và Midas NX. Kết quả tính toán thiết kế và thi công cho thấy, giải pháp đề xuất xử lý triệt để thấm và đẩy trồi, đảm bảo an toàn thi công hố móng và công trình lân cận. Kiến nghị các hố móng trong đô thị chống đỡ bằng tường cọc khoan nhồi phải đưa hạng mục chống thấm cho tường từ ngay giai đoạn thiết kế để đảm bảo an toàn cho bản thân hố móng và công trình lân cận.
#Hố móng sâu #Cọc đất ximăng #Tường cọc khoan nhồi #Cát chảy #Thấm hố móng.
Phân tích hiệu quả cọc có phụt vữa thân cọc bằng phương pháp load – transferBài báo đề xuất một phương pháp đơn giản trong phân tích ứng xử của cọc có phụt vữa thân cọc cũng như đánh giá hiệu quả của cọc có phụt vữa thân cọc. Phương pháp đề xuất dựa trên nguyên lý của phương pháp load-transfer kết hợp với công thức xác định sức chịu tải thân cọc có phụt vữa thân cọc. Các trường hợp thử tải hiện trường của cọc khoan nhồi có đường kính lớn (có và không có phụt vữa thân cọc) ở thành phồ Hồ Chí Minh được đưa vào phân tích. Kết quả phân tích của phương pháp đề xuất được kiểm chứng với kết quả thử tải hiện trường. Với sự tương đồng giữa kết quả phân tích từ mô hình và kết quả thử tải hiện trường, bài báo mở rộng phân tích đánh giá ảnh hưởng của việc phụt vữa thân cọc đến sức chịu tải cọc có phụt vữa thân cọc khi cọc được thay đổi chiều dài và đường kính cọc. Kết quả và phương pháp tính của bài báo có thể là một tài liệu tham khảo tốt giúp người kỹ sư trong việc tính toán, thiết kế ban đầu khi sử dụng cọc có phụt vữa thân cọc
#Cọc phụt vữa thân cọc #Cọc khoan nhồi #Thí nghiệm thử tải full-scale #Phương pháp load-transfer #Thành phố Hồ Chí Minh
Nghiên cứu lựa chọn phương pháp xác định sức kháng cắt của cọc khoan nhồiỔn định mái dốc các công trình là một vấn đề quan trọng và phức tạp của địa kỹ thuật. Sử dụng cọc khoan nhồi để giữ ổn định cho các mái dốc đang có xu hướng mất ổn định hay sử dụng cọc như một biện pháp tăng cường ổn định đã trở thành một trong những phương pháp gia cố quan trọng được sử dụng rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong thời gian qua. Lựa chọn phương pháp xác định sức kháng cắt của cọc khoan nhồi trong tính toán thiết kế phản ánh chính xác nhất ứng xử thực của cọc. Phần mềm có thể giải bài toán không gian như Plaxis 3D sẽ giải quyết được các hạn chế khi đánh giá ổn định mái dốc được gia cố bằng cọc khoan nhồi như: xét được ảnh hưởng của khoảng cách các cọc, xét được ảnh hưởng của sự thay đổi theo không gian của các chỉ tiêu cơ lý của đất và áp lực nước lỗ rỗng. Ứng dụng trong tính toán thiết kế bờ sông Bùi một cách đồng bộ và đảm bảo ổn định lâu dài bằng tường chắn kết hợp cọc khoan nhồi
#Ổn định mái dốc #cọc khoan nhồi #sông Bùi #Plaxis 3D
Thiết bị thi công cọc khoan nhồi đường kính nhỏThiết bị thi công cọc khoan nhồi đa dạng về chủng loại, tính năng, phương pháp cắt đất, lấy phoi đất và đặc biệt có nhiều nhà sản xuất cung cấp thiết bị thi công. Tuy nhiên thiết bị thi công cọc khoan nhồi đường kính nhỏ phục vụ cho giải pháp gia cố nền móng trong các công trình xây chen tại các khu đô thị lớn với diện tích nhỏ và hạ tầng kỹ thuật giao thông tiếp cận công trình không thuận tiện thì rất ít nhà sản xuất quan tâm. Tốc độ đô thị hóa lớn, nhu cầu xây mới thay thế các công trình cũ và xuống cấp tại các đô thị lớn ngày càng gia tăng, việc lựa chọn một giải pháp công nghệ thi công phù hợp đảm bảo yêu cầu kỹ, mỹ thuật, đáp ứng được các chỉ tiêu kinh tế là một bài toán tổng thể. Bài báo giới thiệu về thiết bị thi công “cọc nhồi đường kính nhỏ” phục vụ cho công tác thi công cọc chịu lực, tường vây chắn đất, phù hợp với điều kiện mặt bằng thi công chật hẹp.
#Cọc nhồi đường kính nhỏ #thiết bị thi công #cọc chịu lực #tường chắn đất #không gian chật hẹp
Xác định các hệ số khi tính toán sức chịu tải cọc khoan nhồi theo tiêu chuẩn TCVN 10304:2014: Việc thiết kế sức chịu tải của cọc khoan nhồi theo tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 đến nay vẫn gặp không ít khó khăn do việc lựa chọn và áp dụng các hệ số đi kèm theo các chỉ tiêu tính toán. Điều này thường dẫn đến việc có sự khác nhau tương đối lớn giữa các giá trị sức chịu tải ứng với các chỉ tiêu tính toán khác nhau. Bài báo này chỉ dẫn rõ việc tính toán sức chịu tải cọc khoan nhồi theo tiêu chuẩn TCVN 10304:2014.
Abstract
The calculation of the bearing capacity of bored piles according to TCVN 10304: 2014 standard has still faced many difficulties due to determining and application of working condition coefficients. This often results in relatively large differences between bearing capacity values corresponding to different calculation criteria. This paper indicates the calculation of the bearing capacity of the bored pile according to TCVN 10304: 2014 standard.
#Sức chịu tải #cọc khoan nhồi #hệ số #tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 #Bored pile #load capacity #coefficients #TCVN 10304:2014 standard